Năm
Tục đưa ông táo:
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.
Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.
Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Tục dựng cây nêu:
Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ.
Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén.
Tục chơi hoa kiểng:
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.
Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường xanh... với sắc hoa vàng rực, đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.
Tục gói Bánh Chưng:
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Tục chưng mâm ngũ quả:
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.
Mâm cỗ cổ truyền ngày tết:
Ngày Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi mâm cỗ với những món cổ truyền để thắp hương ông bà tổ tiên bày tỏ lòng tôn kính theo đúng truyền thống. Một mâm cỗ Tết theo kiểu cổ truyền sẽ bao gồm những món ăn như thế nào?
Theo truyền thống, cứ chiều 30 Tết, dù còn bao nhiêu công việc thì người phụ nữ trong nhà vẫn phải dành thời gian để chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn để dâng mời ông bà tổ tiên về sum họp, chung vui đón Tết cùng con cháu.
Tùy điều kiện mà mâm cơm cuối năm của mỗi gia đình sẽ nhiều hay ít món, nhưng phổ biến với các gia đình trung lưu là từ 8 đến 10 món khác nhau. Không thể thiếu là dưa hành, bánh chưng, giò xào, gà luộc hay bát canh bóng thả ngọt vị tôm khô được chế biến khéo léo. Tuy đều là những món ăn đã quen thuộc, nhưng với khẩu vị tinh tế của người xưa, để chế biến thành công từng món cũng đòi hỏi những bí quyết riêng.
Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Hà Nội xưa ăn Tết cũng rất khéo và khoa học, ấy là chọn món ăn mùa nào thức nấy để từ nguyên liệu đến các vị phụ gia đều ở độ tươi ngon nhất. Đó là lý do tại sao vào mùa xuân, những món ăn như nộm su hào, bát thịt đông hay lòng gà xào dứa lại có mặt trong mâm cỗ ngày Tết. Thêm một đĩa chả quế thơm dịu, bát canh chim hầm hạt sen hay nấm bao giò là có đầy đủ một mâm cỗ thịnh soạn dâng lên ông bà.
Nhiều món là vậy nhưng các cụ ta quan niệm: ăn là để thưởng thức, bởi vậy nên mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ. Cùng với một chút công phu trong cách trình bày, mâm cỗ Tết sẽ vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
Với những gia đình thượng lưu, mâm cỗ cổ có thể lên tới 14-16 món. Khi ấy, có thể chế biến thêm cá trắm đen kho giềng, bí tần hay đĩa nem rán.
Ngày nay, mâm cỗ truyền thống cũng đã được cách tân đa dạng hơn với nhiều món được chế biến cầu kỳ. Nhưng để nhớ đến hương vị Tết xưa thì có lẽ những món ăn truyền thống được làm đúng cách, đậm đà hương vị vẫn là những nét không thể thiếu để làm nên một cái Tết trọn vẹn ý nghĩa trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tục xông đất ngày Tết:
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm.
Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận...
Tục chúc Tết:
Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết.
Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.
“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.
Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bẵng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.
Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông... Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Tục dựng cây nêu:
Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc này. Đi xa một chút về vùng ngoại ô bạn sẽ được tận mắt thấy và tận tai nghe nói về cổ tục này. Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 2,5 – 3 mét (theo wikiped cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét), được dựng trước sân nhà vào buổi tối trước giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ.
Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Một vài năm trở lại đây thường thấy mọi người bán mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Thấy cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống chén.
Tục chơi hoa kiểng:
Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.
Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường xanh... với sắc hoa vàng rực, đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.
Tục gói Bánh Chưng:
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Tục chưng mâm ngũ quả:
Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.
Ðã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo...
Mỗi quả mang một ý nghĩa:
Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở.
Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Ở vùng Thủ Dầu Một, ngày Tết hầu như nhà nào cũng có mâm lễ: Long - Lân - Quy - Phụng. Kết từ hoa quả - tứ linh hoàn toàn mang tính hình tượng như hoa quả kết thành “vật thực”, thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ gia tiên, cảm tạ ơn trời, ơn đất.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ - xài”.
Mâm cỗ cổ truyền ngày tết:
Ngày Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi mâm cỗ với những món cổ truyền để thắp hương ông bà tổ tiên bày tỏ lòng tôn kính theo đúng truyền thống. Một mâm cỗ Tết theo kiểu cổ truyền sẽ bao gồm những món ăn như thế nào?
Theo truyền thống, cứ chiều 30 Tết, dù còn bao nhiêu công việc thì người phụ nữ trong nhà vẫn phải dành thời gian để chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn để dâng mời ông bà tổ tiên về sum họp, chung vui đón Tết cùng con cháu.
Tùy điều kiện mà mâm cơm cuối năm của mỗi gia đình sẽ nhiều hay ít món, nhưng phổ biến với các gia đình trung lưu là từ 8 đến 10 món khác nhau. Không thể thiếu là dưa hành, bánh chưng, giò xào, gà luộc hay bát canh bóng thả ngọt vị tôm khô được chế biến khéo léo. Tuy đều là những món ăn đã quen thuộc, nhưng với khẩu vị tinh tế của người xưa, để chế biến thành công từng món cũng đòi hỏi những bí quyết riêng.
Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Hà Nội xưa ăn Tết cũng rất khéo và khoa học, ấy là chọn món ăn mùa nào thức nấy để từ nguyên liệu đến các vị phụ gia đều ở độ tươi ngon nhất. Đó là lý do tại sao vào mùa xuân, những món ăn như nộm su hào, bát thịt đông hay lòng gà xào dứa lại có mặt trong mâm cỗ ngày Tết. Thêm một đĩa chả quế thơm dịu, bát canh chim hầm hạt sen hay nấm bao giò là có đầy đủ một mâm cỗ thịnh soạn dâng lên ông bà.
Nhiều món là vậy nhưng các cụ ta quan niệm: ăn là để thưởng thức, bởi vậy nên mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ. Cùng với một chút công phu trong cách trình bày, mâm cỗ Tết sẽ vừa đa dạng, hài hòa, lại đẹp mắt.
Với những gia đình thượng lưu, mâm cỗ cổ có thể lên tới 14-16 món. Khi ấy, có thể chế biến thêm cá trắm đen kho giềng, bí tần hay đĩa nem rán.
Ngày nay, mâm cỗ truyền thống cũng đã được cách tân đa dạng hơn với nhiều món được chế biến cầu kỳ. Nhưng để nhớ đến hương vị Tết xưa thì có lẽ những món ăn truyền thống được làm đúng cách, đậm đà hương vị vẫn là những nét không thể thiếu để làm nên một cái Tết trọn vẹn ý nghĩa trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tục xông đất ngày Tết:
Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm.
Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận...
Tục chúc Tết:
Tết Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết.
Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình.
“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.
0 comments:
Post a Comment